1. Hệ thống âm nhạc, hàng âm, các bậc cơ bản và tên gọi của chúng, các quãng tám:
Hệ thống âm thanh là một loại âm thanh có những mối tương quan nhất định với nhau về độ cao. Sự sắp xếp các âm của hệ thống dựa theo độ cao gọi là hàng âm, còn mỗi âm thanh là một bậc của hàng âm đó.
Hàng âm hoàn chỉnh của hệ thống âm nhạc gồm 88 âm thanh khác nhau. Dao động của các âm đó từ những âm thấp nhất đến những âm cao nhất nằm trong giới hạn từ 16 đến 4176 lần trong một giây. Đó là những âm thanh có độ cao mà tai người có thể phân biệt được.
Các bậc cơ bản của hàng âm trong hệ thống âm nhạc có bảy tên gọi độc lập.
Đô, rê, mi, pha, son la, xi
Bảy tên gọi của các bậc cơ bản được nhắc lại một cách chu kì trong hàng âm và do đó chúng bao gồm âm thanh của tất cả các bậc cơ bản.
Sở dĩ như vậy vì mỗi âm thứ tám tính ngược lên được tạo nên bởi sự tăng gấp đôi số lượng dao động so với âm thứ nhất. Cho nên nó tương xứng với bồi âm thứ hai của âm thứ nhất (âm xuất xứ) vì vậy hoàn toàn quyện với âm đó.
Khoảng cách giữa các âm thanh của những bậc giống nhau gọi là quãng tám. Bộ phận của hàng âm trong đó có bảy bậc cơ bản cũng gọi là quãng tám. Như vậy toàn bộ hàng âm chia thành những quãng tám. Âm thanh của bậc Đô được coi là âm đầu của quãng tám. Toàn bộ hàng âm gồm bảy quãng tám trọn vẹn và bốn âm hợp thành hai quãng tám thiếu ở hai đầu hàng âm. Tên gọi các quãng tám (từ những âm thấp đến những âm cao) như sau : quãng tám cực trầm, quãng tám trầm, quãng tám lớn, quãng tám nhỏ, quãng tám thứ nhất, quãng tám thứ hai, quãng tám thứ ba, quãng tám thứ tư và quãng tám thứ năm.
2. Hệ âm nhạc, hệ âm điều hoà, nửa cung và nguyên cung – các bậc chuyển hoá và tên gọi của chúng
Mối tương quan về độ cao tuyệt đối (được điều chỉnh chính xác) của các âm trong hệ thống âm nhạc gọi là hệ âm.
Hệ âm hiện đại lấy điểm xuất phát từ 440 dao động trong một giây của âm La ở quãng tám thứ nhất.
Trong hệ thống âm nhạc hiện hành, mỗi quãng tám chia thành hai phần bằng nhau - mười hai nửa cung. Hệ âm này gọi là hệ âm điều hoà. Nó khác với hàng âm tự nhiên (hệ âm) ở chỗ các nửa cung trong quãng tám ở hệ này đều bằng nhau.
Vì quãng tám được chia thành mười hai nửa cung bằng nhau nên nửa cung là khoảng cách hẹp nhất giữa các âm của hệ thống âm nhạc. Khoảng cách do hai nửa cung tạo ra thành gọi là nguyên cung.
Giữa các bậc cơ bản của hàng âm có hai nửa cung và năm nguyên cung. Chúng được sắp đặt như sau :
Những nguyên cung được tạo nên giữa các bậc cơ bản chia thành các nửa cung. Những âm thanh chia các nguyên cung ấy thành nửa cung là những âm thanh phát ra từ các phím đen trên đàn pianô. Như vậy, quãng tám gồm mười hai âm cách đều đặn.
Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể nâng cao hoặc hạ thấp. Những âm tương ứng với các bậc nâng cao hoặc hạ thấp là những bậc chuyển hoá. Cho nên tên gọi của các bậc chuyển hoá lấy từ tên gọi các bậc cơ bản.
Sự nâng cao các bậc cơ bản lên nửa cung gọi là “thăng”. Sự hạ thấp các bậc cơ bản xuống nửa cung gọi là “giáng”. Thăng kép là nâng bậc cơ bản lên hai nửa cung, thí dụ Pha thăng kép. Giáng kép là hạ xuống hai nửa cung, thí dụ Xi giáng kép.
3. Sự trùng âm của các âm thanh
Như trên đã nói, tất cả các nửa cung trong quãng tám đều bằng nhau. Do đó cùng một âm thanh nhưng có thể là âm chuyển hoá do nâng bậc cơ bản thấp hơn nó nửa cung, hoặc là âm chuyển hoá do hạ thấp bậc cơ bản cao hơn nó nửa cung, thí dụ Pha thăng và Son giáng.
Sự bằng nhau của bậc có cùng một độ cao nhưng khác tên và kí hiệu gọi là sự trùng âm.
Bậc chuyển hoá có thể ở cùng một độ cao với bậc cơ bản, thí dụ Xi thăng và Đô, Pha giáng và Mi. Khi thăng kép hoặc giáng kép ta cũng thấy tình trạng đó, thí dụ Pha thăng kép và Xon, Mi thăng kép và Pha thăng, Mi giáng kép và Pha thăng, Mi giáng kép và Rê, Đô giáng kép và Xi giáng, v.v...
4. Nửa cung Diatonic, Cromatic và nguyên cung
Ở trên đã nêu các định nghĩa về nửa cung và nguyên cung. Nay cần phân biệt sự khác nhau giữa các nửa cung Diatonic và Cromatic.
Nửa cung Diatonic là nửa cung tạo nên giữa hai bậc kề nhau của hàng âm. Như trên đã nói, các bậc cơ bản của hàng âm tạo nên hai thứ nửa cung : Mi-Pha và Xi-Đô.
Ngoài các nửa cung nói trên, có thể tạo ra các nửa cung Diatonic giữa các bậc cơ bản với bậc chuyển hoá nâng cao hoặc hạ thấp kề bên.
Nguyên cung Diatonic là nguyên cung được tạo nên giữa hai bậc kề nhau. Các bậc cơ bản tạo nên năm nguyên cung : Đô - Rê, Rê - Mi, Pha - Son, Son - La, La - Xi.
Ngoài ra nguyên cung Diatonic có thể được tạo nên giữa bậc cơ bản và bậc chuyển hoá cũng như giữa hai bậc chuyển hoá.
Nửa cung Cromatic là nửa cung được tạo ra :
a) Giữa bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp của nó. Thí dụ :
b)Giữa bậc nâng cao với sự nâng cao kép của nó, giữa bậc hạ thấp với bậc hạ thấp kép của nó.
Nguyên cung crô-ma-tích là nguyên cung được tạo ra:
a)Giữa bậc cơ bản với sự nâng cao kép hoặc hạ thấp kép của nó. Thí dụ :
b)Giữa hai bậc chuyển hoá của một bậc cơ bản :
c)Giữa các bậc ở cách nhau một bậc :