Nên Chọn chơi Guitar Đệm Hát hay Cổ Điển

   Ở bài viết này mình sẽ đưa ra những lời khuyên, gợi ý giúp các bạn phân biệt được giữa đệm hát và cổ điển, từ đó chọn được cho mình một hướng đi phù hợp nhất nhé !

Tại sao lại có sự phân biệt như vậy ?

   Khi nói đến học đàn guitar, người ta thường sử dụng thuật ngữ học đàn guitar đệm hát để phân biệt với học đàn guitar cổ điển hay học đàn guitar cơ bản.

   Sở dĩ có sự phân biệt này là do: thông thường người học guitar sẽ được khuyên học một số kiến thức căn bản về nhạc lý và cây đàn guitar, và luyện tập các kĩ năng cơ bản để có một nền tảng vững chắc khi bắt tay vào chơi các tác phẩm. Nhờ nền tảng này mà việc học chơi các tác phẩm sẽ được nhanh hơn, do các hiểu biết về kiến thức cơ bản được cặn kẽ.

   Như vậy có thể hiểu, sau thời gian khoảng một vài tháng học guitar cơ bản, bạn sẽ được chuyển tới trình độ nâng cao trong đó guitar sẽ rẽ ra 2 nhánh chính, đó là học Guitar Đệm hát và học Guitar Cổ Điển

Sau đây chúng ta sẽ cùng đến với 4 yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa Guitar Đệm hát và Cổ điển nhé !

1. Kỹ Thuật cơ bản:

   Guitar đệm hát: ngón tay trái vững để ấn hợp âm (nhiều note nhạc trên đàn) cùng lúc mà đều phát được ra tiếng, đọc qua được mặt các note nhạc. Trong trường hợp xem các hướng dẫn guitar đệm hát trên mạng, nhiều hướng dẫn không cần đọc nốt nhạc cũng vẫn có thể tập được guitar đệm hát.

   Guitar cổ điển: cần phải rất vững cơ bản và cách đọc bản nhạc để có thể tiến hành học được các kĩ thuật trong guitar cổ điển.

2. Dòng nhạc:

   Guitar đệm hát: người học sẽ được học các dòng nhạc đa dạng phổ biến thời điểm hiện tại. Để việc chơi guitar đệm hát được đa dạng, phong phú và hay hơn, thông thường người học sẽ được học cả về cách đệm các dòng nhạc khác như Rock, Jazz, Blues, R&B, Hip Hop hay Country, các dòng Latin, hay cả các dòng nhạc Trịnh nhạc vàng nhạc đỏ
   Guitar cổ điển: Bạn sẽ được khám phá sâu các bản nhạc từ các tác giả của Bach, Beethoven, Schubert, Boccherini…; bạn cũng sẽ được tập các tiết điệu Rondo, Fugue, Gavotte, Sonata, Waltz, Concerto… kinh điển trong âm nhạc cổ điển

3. Phong Cách:

   Guitar đệm hát: tự do phóng khoáng hơn, biểu diễn nhiều phong cách và cách cầm đàn khác nhau, có thể đeo dây đàn hoặc để đàn lên chân phải.phong cách biểu diễn guitar đệm hát.

   Guitar cổ điển: phong cách hàn lâm và trí tuệ. Người biểu diễn chủ yếu ngồi theo dáng ngồi cổ điển. Dáng ngồi này phải dạng cả hai chân và để đàn vào giữa, mới nhìn trông hơi xấu, nhưng thực tế giúp người chơi guitar có thể chơi được nhiều giờ liền với sự hỗ trợ của giá để chân guitar.

4. Khán giả:

   Guitar đệm hát: được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả, đặc biệt là giới trẻ bởi tính trẻ trung năng động và đa dạng trong các dòng nhạc nhẹ và những tác phẩm được giới trẻ biết đến. Không gian rộng và có thể rất đa dạng từ quán café đến các buổi du ca ngoài trời trên các khu phố đi bộ.khán giả guitar đệm hát
   Guitar cổ điển: thông thường không gian biểu diễn cho guitar cổ điển có phần lịch sự và sang trọng hơn. Đối tượng người nghe thông thường là những người lớn tuổi, khó tính trong việc thưởng thức âm nhạc, thường hướng đến các dòng nhạc trí tuệ và hàn lâm. Chơi nhạc cổ điển sẽ không được đông đảo số đông và giới trẻ hưởng ứng so với chơi guitar đệm hát.

Vậy như bạn đã thấy, học đàn guitar đệm hát hay guitar cổ điển đều có những ưu điểm và những cái hay riêng. Tuy nhiên với nhu cầu nghe và chơi nhạc phổ thông, học guitar đệm hát tỏ ra được hấp dẫn với số đông hơn, do đó nhu cầu về học guitar đệm hát cũng nhiều hơn so với học guitar cổ điển.

Ratings:

Mới hơn Cũ hơn
Khóa học
Guitar miễn phí
cùng GuitarShare
Tham gia ngay
Nhận tài liệu và Khóa học Guitar miễn phí!